Lối đi nào cho Brand Việt Nam trong thị trường khốc liệt ?
Lối đi nào cho Brand Việt Nam trong thị trường khốc liệt ?
Với mong muốn tự do tài chính, cũng như được chắp cánh bởi những chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Các Brand Việt Nam “ mọc lên như nấm “ đây là dấu hiệu đáng mừng cho thị trường trong nước nhưng lại là nỗi lo của vô số Brand Việt chưa có nhiều kinh nghiệm. Vậy các Brand Việt Nam nên làm gì ?
1. Brand Việt Nam là gì ?
Nhắc đến Brand Việt Nam mọi người thường nghĩ ngay đến khái niệm Local Brand. Tuy nhiên Local Brand chỉ là một phần của Brand Việt Nam. Local brand được định nghĩa là những thương hiệu thời trang nổi tiếng trong nước phải tự thiết kế sản phẩm, tự sản xuất và phân phối đến khách hàng.
Brand Việt Nam là khái niệm rộng hơn thế. Đó là mô hình do người Việt trực tiếp lên ý tưởng và triển khai sản xuất, gia công, thiết kế các mặt hàng, dịch vụ hoạt động tập trung tại quốc gia Việt Nam. Đặc điểm chính của Brand Việt Nam là sự liên quan mật thiết với địa phương, văn hóa, giá trị và sự đặc trưng của Việt Nam. Các Brand Việt thường hướng tới: xây dựng nét bản sắc thương hiệu độc đáo và tạo sự gắn kết với người tiêu dùng trong khu vực. Họ có thể là: doanh nghiệp gia đình, công ty vừa, và nhỏ hoặc các thương hiệu địa phương lớn.
2. Khái Quát Thị Trường Hiện Tại và Tiềm Năng Phát Triển
Trong bối cảnh thị trường hiện tại, đặt ra câu hỏi về tại sao người Việt ưa chuộng hàng nhập khẩu. Mặc dù nhiều sản phẩm made in Việt Nam đang gặt hái thành công trên thị trường quốc tế, lòng tin vẫn chưa thể khẳng định. Người tiêu dùng thường hướng tới sản phẩm từ các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, và châu Âu, chủ yếu do sự phát triển kinh tế và uy tín cao.
Với slogan "Người Việt dùng hàng Việt" luôn được đề cao,, rất nhiều người đã dũng cảm đứng lên xây dựng những Brand Việt Nam hùng mạnh (Viettel) ,Vinamilk, Vingroup, PNJ , Trung Nguyên,...Nối tiếp theo bước trên đó rất nhiều Brand Việt khác do các Startup trẻ xây dựng như ChauFifth, coolmate, BUPBES,...
Tiềm năng phát triển của Brand Việt Nam là rất lớn, nên nếu bạn có ý định ấp ủ, đừng ngại tìm hiểu và triển khai nó.
3. Vậy Brand Việt Nam nên làm gì ?
3.1. Nghiên Cứu Khách Hàng và Thị Trường Địa Phương
Để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, việc tìm hiểu đối tượng khách hàng, nhu cầu, và thị trường cạnh tranh trong khu vực địa phương là bước quan trọng. Điều này giúp định rõ những phương pháp tiếp thị phù hợp nhất và tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng nhất.
Việc duy trì cập nhật thông tin thị trường là không thể thiếu, đặc biệt là việc tái tìm hiểu theo từng quý. Thống kê nhu cầu, đặc điểm, và mong muốn của khách hàng là quan trọng để có thể sản xuất những sản phẩm đáp ứng chất lượng tốt nhất.
3.2. Xây dựng nhận diện Thương Hiệu có cá tính riêng
Bộ nhận diện Thương Hiệu được thiết kế bởi Vss Corp
Việc xây dựng thương hiệu là một trọng điểm cốt lõi mà mọi doanh nghiệp cần chú trọng. Để tạo ra một thương hiệu độc đáo và dễ nhận biết, mọi chi tiết đều quan trọng. Từ logo, slogan đến màu sắc, mỗi yếu tố cần được tối ưu hóa để tạo nên một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ. Logo cần phải dễ nhìn và độc đáo, màu sắc phải hài hòa và dễ nhớ, còn phong cách phải gắn kết với sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.Tất cả từ hình ảnh đến văn phong đều là "hồn" của thương hiệu. Hãy tạo ra một nhận diện thương hiệu độc đáo, khác biệt và gắn kết với đặc trưng của thương hiệu.
3.3 Chiến dịch xây dựng thương hiệu rõ ràng
Chiến lược xây dựng thương hiệu cần phải được lên kế hoạch một cách toàn diện, bao gồm nội dung, lịch trình triển khai, ngân sách, mục tiêu, và đánh giá hiệu quả từng hoạt động.
3.3.1 Tối ưu các nền tảng
Trước hết, cần xác định rõ trên những nền tảng nào thương hiệu sẽ phát triển (ví dụ: Facebook, Instagram, Pinterest) Thương Hiệu của mình có cần web không ? Các nền tảng đã được tối ưu seo chưa ? Hãy đặt những câu hỏi cho chính doanh nghiệp của bạn.
3.3.2 Tạo nội dung Marketing có giá trị
Tạo ra nội dung hấp dẫn, phù hợp với đối tượng khách hàng và đồng thời góp phần củng cố nhận thức về thương hiệu. Các hình thức nội dung như viết blog, đăng video, chia sẻ hình ảnh, tổ chức cuộc thi hoặc sự kiện đều có thể thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ấn tượng tích cực.
3.3.3 Kết hợp Digital Marketing
Sử dụng các công cụ quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads.., quảng cáo bằng email, và công cụ tìm kiếm địa phương để đẩy mạnh sự hiện diện trực tuyến của Brand Việt. Vì nếu không có chúng những gì bạn tạo ra sẽ sẽ rất khó để tiếp cận cộng đồng trừ người quen, bạn bè của bạn.
3.3.4 Đo lường và tối ưu hoá hiệu quả Marketing
Theo dõi kết quả của các chiến dịch marketing, phân tích dữ liệu và điều chỉnh chiến lược dựa trên các thông số đo lường. Việc này giúp cải thiện và tối ưu hóa các hoạt động marketing trong tương lai, đồng thời nắm bắt được những điểm mạnh và yếu để điều chỉnh chiến lược theo hướng hiệu quả nhất.
Để tăng tốc trong quá trình xây dựng thương hiệu và tối ưu hóa nguồn lực, hãy tìm hiểu và tham khảo ý kiến từ các đơn vị chuyên nghiệp, tham khảo Dịch vụ marketing tổng thể. Các đơn vị sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược truyền thông tối ưu nhất, từ nhận diện thương hiệu, đến xây dựng nội dung các nền tảng và đo lường hiệu quả.
Một số thương hiệu do VSS triển khai
Tối ưu Brand Việt Nam trên nền tảng social
3.4 Kết hợp với các brand khác
Xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức và cộng đồng địa phương. Hợp tác để tổ chức sự kiện, chương trình khuyến mãi hoặc chia sẻ nguồn lực để tăng cường sự nhận biết về Brand Việt Nam và mở rộng mạng lưới khách hàng.
3.5 Chú trọng Chất Lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng
Chú trọng vào chất lượng dịch vụ và tạo ra trải nghiệm đặc biệt cho Brand Việt Nam là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng.
3.5.1 Chất Lượng Dịch Vụ
Tạo ra trải nghiệm khách hàng đặc biệt với các chương trình khách hàng thân thiết, ưu đãi đặc biệt, và sự kiện độc đáo nhằm tăng cường trải nghiệm tích cực và gắn kết khách hàng với Brand Việt Nam. Đặc biệt, chú trọng vào chất lượng dịch vụ giúp tạo ra ấn tượng tích cực và độc đáo, từ đó tăng cường ảnh hưởng tích cực của thương hiệu.
3.5.2 Tích Cực Tiếp Nhận Phản Hồi và Gia Tăng Tương Tác
Tương tác chủ động với khách hàng, lắng nghe phản hồi của họ và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Việc tích cực tiếp nhận phản hồi giúp thương hiệu hiểu rõ hơn về mong muốn của khách hàng và điều chỉnh dịch vụ theo hướng tích cực. Xây dựng lòng tin thông qua dịch vụ khách hàng xuất sắc và tạo ra trải nghiệm tích cực sẽ đồng thời tăng cường sự hài lòng và lòng trung thành từ phía khách hàng.
Những nỗ lực này cùng nhau giúp thương hiệu tạo ra một dấu ấn tích cực trong tâm trí khách hàng và xây dựng một cộng đồng ủng hộ vững mạnh.
3.6 Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế
3.6.1 Nâng Cao Xuất Khẩu
Mở rộng hoạt động xuất khẩu là một bước quan trọng để mở rộng sự hiện diện của Brand Việt Nam. Tìm kiếm và xây dựng đối tác xuất khẩu, tận dụng các thương vụ quốc tế, và đảm bảo rằng sản phẩm của bạn đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu của thị trường đang nhắm đến.
3.6.2 Hiểu Biết Văn Hóa Địa Phương
Trước khi mở rộng sang các thị trường quốc tế, nắm vững văn hóa và yêu cầu địa phương là quan trọng. Điều này bao gồm việc hiểu rõ về quy định pháp lý, thị trường tiêu thụ, và các thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Tạo ra chiến lược tiếp thị đa dạng và tương thích với văn hóa là chìa khóa để tối ưu hóa thành công trong thị trường quốc tế.
Vậy để Brand Việt Nam tỏa sáng trong thị trường cạnh tranh, cần kết hợp chiến lược hiệu quả từ việc nghiên cứu khách hàng, xây dựng nhận diện thương hiệu độc đáo, đến chiến dịch tiếp thị chủ động trên nền tảng số. Chú trọng vào chất lượng sản phẩm, trải nghiệm khách hàng và mở rộng xuất khẩu cũng là chìa khóa để thu hút sự tin tưởng, tạo dấu ấn mạnh mẽ và phát triển mạnh mẽ tại đa quốc gia. Mong rằng với những chia sẻ của Vss Corp sẽ giúp bạn có chiến lược xây dựng cho Brand Việt Nam của riêng mình.