Google Analytics - Kiểm tra ngay hiệu quả của website chỉ trong 5 phút!
Google Analytics - Kiểm tra ngay hiệu quả của website chỉ trong 5 phút!
Trong quá trình quản trị, việc phân tích các dữ liệu, báo cáo về website là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết của mỗi quản trị viên. Và trong các công cụ phân tích website, Google Analytics là công cụ trực tuyến phổ biến nhất được đông đảo các doanh nghiệp cũng như cá nhân tin dùng.
Vậy phần mềm này là gì? Và làm thế nào có thể kiểm tra hiệu quả website? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Google Analytics là gì?
Đúng như tên gọi của nó, Google Analytics là công cụ phân tích wesite miễn phí được cung cấp bởi Google, cho phép các nhà quản trị web có thể kiểm tra hiệu quả của website qua những bảng thống kê chi tiết về người dùng khi vào một trang web.
Về cơ bản, nó có thể trả lời những câu hỏi quan trọng như:
- Số người truy cập vào website của tôi?
- Vị trí địa lý của họ?
- Có nhiều người sử dụng di động để truy cập vào web không?
- Mọi người biết đến trang web của tôi qua nguồn nào?
- Khách hàng quan tâm đến những nội dung nào?
- Bao nhiêu người truy cập chuyển đổi thành khách hàng?
- Trang web của tôi cần cải thiện những gì?
- Chiến thuật tiếp thị nào đang hiệu quả thu hút nhiều lượng truy cập đến web?
- …
Sử dụng Google Analytics để kiểm tra hiệu quả website
Để sử dụng, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Google của bạn theo đường link: https://analytics.google.com/
Qua những bảng thống kê đầy đủ chi tiết của Google Analytics, bạn có thể kiếm tra:
Lượng người truy cập website tăng hay giảm
Google Analytics mang đến cho bạn những thống kê về người dùng vô cùng đầy đủ theo từng ngày.
- Người dùng: Là tổng số người truy cập vào website trong ngày
- Số phiên: Là tổng số lần người dùng truy cập vào website trong ngày. VÌ một người dùng có thể truy cập vào website nhiều lần, vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, vì vậy số phiên truy cập sẽ lớn hơn số người dùng.
- Tỷ lệ phiên thoát: Là tỷ lệ phần trăm số người thoát ra ngay khi vừa truy cập vào website. Nếu tỷ lệ này quá cao, bạn nên xem lại website của mình.
- Thời lượng phiên: Là thời gian người dùng ở lại trên website. Thời lượng phiên càng lớn càng tốt vì điều này chứng tỏ những nội dung trên web của bạn có thể hấp dẫn được người xem ở lại lâu hơn.
- Người dùng đang hoạt động ngay bây giờ: Là tổng số người dùng đang truy cập vào web của bạn ở thời điểm hiện tại. Nếu website của bạn thường có những sự kiện như livestream hay trực tuyến thì nên quan tâm đến mục này.
Ngoài số liệu chi tiết theo ngày, bạn còn có thể xem được dữ liệu tổng hợp theo tuần, tháng, năm, để có được cái nhìn bao quát hơn về người dùng, và xu hướng hoạt động của họ trên website.
Người dùng đang hoạt động: Là biểu đồ về số lượng người dùng hằng ngày, hằng tuần, hàng tháng. Từ đó thấy được sự tăng giảm về số lượng theo thời gian
Giữ chân người dùng: Là biểu đồ về phần trăm người dùng ở lại trên trang của mình.
Hiệu quả của các phương pháp tăng traffic
Để tăng traffic cho một website, nhà quản trị web thường sử dụng rất nhiều cách như: SEO, chạy quảng cáo, dẫn link, … Với Google Analytics, ta có thể đo được hiệu quả của các phương pháp này, từ đó lựa chọn và tập trung cho các phương pháp phù hợp nhất.
- Kênh lưu lượng truy cập: Là biểu đồ cho phép bạn biết được người dùng biết đến website của bạn qua những kênh nào: organic search (tìm kiếm trên các công cụ như Google, Cốc Cốc, Bing,...), social (mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo,…), direct (người dùng gõ trực tiếp tên website), referral (backlink từ một website khác), ...
- Nguồn/ phương tiện: Là phần cụ thể hơn của biểu đồ trên, về cách thức mà khác hàng biết đến web của bạn. Ví dụ: google/organic (tìm kiếm từ khóa qua Google), facebook/referal (được dẫn link từ Facebook), …
Website đã được tối ưu chưa
Ngoài ra, việc tối ưu trải nghiệm của người dùng cũng là một yếu tố được nhiều nhà quản trị web quan tâm, với các thống kê, bạn có thể dễ dàng nắm được:
- Khi nào người dùng của bạn truy cập: Sẽ cho bạn biết vào thời điểm nào trong ngày người dùng truy cập vào website của bạn nhiều nhất. Với số liệu này, bạn sẽ biết được thời điểm nào là hiệu quả để giúp các bài viết mới, sự kiện, tin tức, khuyến mãi, … để tiếp cận nhiều người hơn.
- Người dùng của bạn ở đâu: Là biểu đồ cho bạn biết người dùng của bạn đến từ quốc gia nào. Từ đó bạn sẽ có thể lựa chọn những nội dung phù hợp với thị hiếu của quốc gia đó, hoặc có thể dùng để lựa chọn phạm vi chạy quảng cáo hiệu quả.
- Số phiên theo thiết bị: Bạn sẽ biết được người dùng chủ yếu sử dụng thiết bị nào khi truy cập vào website của bạn, từ đó cũng có thể tối ưu website sao cho tương thích nhất với thiết bị đó.
Nội dung website đã hấp dẫn chưa
Có câu nói “Content is King”, nội dung là một yếu tố có thể giữ chân khách trên website của bạn được lâu hơn. Muốn làm được điều này ngoài việc cách viết phải thật thu hút, thì những nội dung này phải liên quan đến những gì mà khách hàng quan tâm.
- Người dùng của bạn truy cập những trang nào: Nhờ vào tính năng này, bạn sẽ biết được khách hàng hứng thú với nội dung nào, xem nội dung gì nhiều. Từ đó bổ sung nội dung phù hợp cho website của mình.
Kết luận
“Những con số không biết nói dối”.
Hy vọng qua những nội dung được chia sẻ bên trên, bạn sẽ đọc hiểu được các báo cáo kiểm tra website từ Google Analytics một cách nhanh chóng, từ đó đưa ra được những điều chỉnh phù hợp, tối ưu hơn cho website của mình.