Banner

CÁC BRAND LỚN VÀ XU HƯỚNG "LIVESTREAM" BÁN HÀNG

CÁC BRAND LỚN VÀ XU HƯỚNG "LIVESTREAM" BÁN HÀNG

Thực tế là video là một cách tuyệt vời để các thương hiệu kết nối với khán giả mục tiêu của họ. Theo một nghiên cứu mới nhất từ HubSpot, 85% doanh nghiệp sử dụng video marketing trong khi 88% nhà tiếp thị báo cáo rằng chiến thuật này tạo ra lợi tức đầu tư tích cực cho công ty của họ.
Những diễn biến phức tạp của COVID 19 đã thay đổi hành vi và xu hướng tiêu dùng trên toàn thế giới, buộc doanh nghiệp phải thay đổi linh hoạt để tồn tại. Trong bối cảnh hầu hết hoạt động kinh doanh và tiếp thị đều dần chuyển sang hình thức trực tuyến, các nền tảng livestream tạo ra những dấu ấn mới.

1. Các thương hiệu lớn nhập cuộc 

Trong ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 với lệnh giãn cách xã hội, livestream bán hàng ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ dừng lại ở những doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ lẻ mà thời gian gần đây, các “ông lớn” trong sàn thương mại điện tử đã thành công rực rỡ với hình thức bán hàng này. 

Một trong những đơn vị thành công nhất và vẫn đang dẫn đầu trào lưu này tại châu Á là Taobao của Alibaba. Năm 2018, sàn thương mại điện tử này thu về 100 triệu nhân dân tệ (gần 14 triệu USD) từ bán hàng qua video. Và con số được đẩy lên đến 38.4 tỷ USD vào dịp Lễ Độc Thân (11/11) năm 2019, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, khi có đến hơn 17 000 shop tham gia Livestream.
Thống kê cho thấy, trung bình cứ 100 người xem livestream, thì có 34 người chốt mua hàng. Taobao dự báo, trong vòng 3 năm tới, tổng lượng giao dịch qua mô hình mới này chạm mốc 500 triệu USD.

Taobao livestream

Taobao là đơn vị thành công nhất tại Châu Á với hình thức livestream bán hàng

Tại Việt Nam, các nền tảng thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki thúc đẩy các hoạt động livestream để gia tăng doanh số mùa dịch.

Với chiến dịch “An tâm mua sắm tại nhà”, Lazada có hẳn một kênh livestream riêng được biết với tên gọi LazLive, hiện đang có hơn 150 thương hiệu nổi tiếng đang hoạt động. Các lịch phát trực tiếp được trải dài vào các ngày trong tuần với các chủ đề đều được gắn hashtag, giúp người xem dễ dàng theo dõi, tìm kiếm nội dung ưa thích như: LazCook, LazMusic, LazGetfit, LazLearn, LazHome, LazPlay. Các hoạt động nổi bật nhất như: hướng dẫn nấu ăn, tổ chức hòa nhạc online với các ngôi sao ca nhạc, các trò chơi sáng tạo cho gia đình và trẻ em...Số liệu tháng 9/2020 cho thấy, lượt xem livestream đã tăng 21 lần và lượt người mua hàng qua livestream đã tăng 24 lần so với tháng 9/2019. Theo thống kê, trong tháng 5/2020, tỉ lệ thao tác “bỏ vào giỏ hàng” từ livestream trên Lazada tăng 128% so với tháng 2/2020 (trước khi giãn cách xã hội). 

lazlive an tâm mua sắm tại nhà

LazLive có lịch phát sóng đa dạng và sự tham gia của nhiều người nổi tiếng

Ngay những ngày cách ly xã hội, Shopee bắt đầu với khẩu hiệu “Ở nhà không khó - Có Shopee lo”. Cứ 2 ngày mỗi tuần, những buổi livestream lại được triển khai với đa dạng các hình thức từ: trò chuyện cùng người nổi tiếng, săn sale, săn xu,...Hàng trăm thương hiệu như L’Oréal, Chope, Innisfree,… nhận định doanh thu tăng đến 75% khi tham gia Livestream trong chiến dịch Great Shopee Sale kéo dài một tháng.

Shopee livestream

 Nhiều thương hiệu lớn có doanh thu tăng mạnh trong chiến dịch Great Shopee Sale kéo dài một tháng

Ông lớn Tiki cũng không hề “kém cạnh” khi tổ chức các gameshow livestream, mời các streamer trong giới game đến góp vui. TikiLive cũng ghi nhận nhiều phản hồi tích cực từ khi đưa tính năng Livestream vào ứng dụng của mình năm 2018. Nhiều nhà bán hàng cho biết doanh thu những ngày có livestream tăng cao gấp nhiều lần bình thường, doanh thu từ TikiLive chiếm hơn 70% tổng doanh thu trên sàn.

Từ đầu năm 2020, Tiki mở rộng tính năng livestream để bán hàng cho nhiều đối tượng khác nhau, với nhóm các thương hiệu nổi tiếng; nhóm nhà bán; nhóm cộng đồng người mua, người có ảnh hưởng trên cộng đồng mạng…Đại diện của Tiki cho biết, số lượng người xem livestream tự nhiên (organic) trên app Tiki trong 1 tháng gần đây tăng gấp 5 lần so với thời gian trước đó và số liệu này cũng không hề thua kém so với Facebook, kênh phổ biến nhất về hình thức livestream…Đặc biệt, sự ra mắt tính năng “theo dõi”, tương tác thả tim (like), nhận xét, đặt câu hỏi trên TikiLive, lượt người xem cùng thời điểm trong một chương trình livestream của Tiki tăng mạnh, có lúc lên đến 3.000 người xem cùng một thời điểm. Ngoài ra, livestream kết hợp mini game có thể chứng kiến lượng tương tác cao hơn nhiều lần.

2. Giải mã sức hút của livestream

Dù không quá xa lạ nhưng dưới sự biến động của đại dịch cùng những thay đổi trong tâm lý, hành vi khách hàng, livestream ngày càng khẳng định “phong độ” của mình. Vậy tại sao giữa muôn vàn các phương thức tiếp thị khác, livestream vẫn giữ vững được độ “hot” qua thời gian? 

  • Tương tác trực tiếp với người xem

Livestream có khả năng mang về cho người bán hàng hàng nghìn lượt tương tác với tỉ lệ chốt đơn cao ngất ngưởng. Người xem không cần chờ đời phải “kiểm tra inbox để được tư vấn thêm” mà dễ dàng hỏi đáp ngay trong quá trình phát trực tiếp. Việc này khiến quyết định mua hàng trở nên nhanh chóng hơn, nhất là khi trong các livestream thường xuyên có các ưu đãi như freeship nếu đặt hàng ngay, share/ comment bài để nhận giảm giá trực tiếp hay mua 1 tặng 1 cho số lượng người giới hạn,.... 

  • Rút ngắn hành trình mua hàng

Một trong những lí do livestream nhận được “cơn mưa” lời khen từ người tiêu dùng đó là việc mua hàng nhanh chóng. Nếu trong quá khứ, các điểm tiếp xúc thương hiệu dựa trên hành trình khách hàng được xây dựng dựa trên một loạt các liên kết từ biết đến thương hiệu, nhớ, hiểu, thiết lập niềm tin,...thì ngày nay, các liên kết này không ngừng được phát triển và đổi mới. 
Chẳng hạn như ban đầu, các thương hiệu quay video giới thiệu sản phẩm và chạy quảng cáo trên Facebook. Sau đó, livestream xuất hiện, người xem có thể tương tác trực tiếp với người bán, xem và đặt mua sản phẩm. Như vậy, từ biết đến thương hiệu đến đặt hàng nay chỉ còn 1 bước, giảm thiểu các liên kết trung gian. 

  • Tăng tính chân thực và độ tin cậy

livestream tăng tính chân thực và độ tin cậy

Livestream là hình thức chiếm được niềm tin của khách hàng nhờ hình ảnh thực tế, chân thật

Khi mà hình thức mua hàng online với hàng loạt câu chuyện dở khóc dở cười được cộng đồng mạng chia sẻ thì livestream là hình thức chiếm được niềm tin của người mua hàng nhờ độ chân thật của nó.
Có thể nhận ra điểm chung của các video livestream là sự đơn giản từ kĩ thuật quay đến sự dẫn dắt của người nói. Nhưng cũng chính vì vậy mà người xem cảm thấy tin tưởng hơn nhờ được “mục sở thị” hình ảnh thực tế sản phẩm, không qua hậu kì, chỉnh sửa. 

Bên cạnh đó, xu hướng mua hàng qua mạng trong và sau khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát cũng là một nguyên nhân trực tiếp khiến cho nhiều brand lớn lấn sân và phát triển ở mảng livestream này. 

3. Cuộc đua mới của ngành thương mại điện tử

Sức “nóng” của livestream đã và đang tạo nên cuộc đua gay cấn trong ngành thương mại điện tử. Trong cuộc đua này, nhiều thương hiệu lớn như Xiaomi, Ohui và L’Oreal, P&G, Logitech... đều ghi nhận doanh số bán khả quan hơn từ khi sử dụng hình thức livestream để bán hàng. Đơn cử như P&G đã có lượng đơn hàng tăng gấp 10 sau khi hợp tác với Shopee.

Theo Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành Shopee Vietnam, livestream đóng vai trò quan trọng trong quá trình mua sắm trực tuyến của người dùng. Không chỉ là một công cụ mua hàng, họ dành nhiều thời gian để theo dõi livestream như một công cụ kết nối cộng đồng, tương tác với người bán để có thêm thông tin về sản phẩm/ dịch vụ mình đang quan tâm.  

Sắp tới, hoạt động livestream sẽ có thêm nhiều hình thức mới như Big show kéo dài 2-3 tiếng với các hoạt động âm nhạc, game và các chương trình khuyến mãi độc quyền vào mỗi tháng. Theo những thông báo mới nhất, Lazada xây dựng nền tảng Laztalent với việc tạo không gian cho những người trẻ livestream bán hàng, sáng tạo nội dung, giới thiệu hàng hoá cho các nhãn hàng… để có thu nhập.

TỔNG KẾT

Trước sự phát triển mạnh mẽ trở lại, nhiều câu hỏi được đặt ra là liệu livestream bán hàng sẽ trở thành công cụ tiếp thị thương hiệu hay chỉ đơn thuần là thúc đẩy hành vi mua sắm ngẫu hứng của người tiêu dùng? Thực tế, có nhiều lý do khiến livestream trở thành đòn bẩy doanh thu cho các nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử. 
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã hình thành những thói quen và hành vi mới của người tiêu dùng. Vì thế,để thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử, nhà bán lẻ cần làm trải nghiệm mua sắm trực tuyến trở nên sống động hơn qua nhiều phương tiện khác nhau. 

(Sưu tầm)

--------------------------------

VSS CORP – NEW HORIZON OF MARKETING

Website: http://vsscorp.vn/

Hotline: 0345 799 689

Địa chỉ:

► Chi nhánh Hà Nội : Số 24, Ngõ 84 phố Ngọc Khánh, Ba Đình

► Chi nhánh TP.HCM: Tầng 6, Số 156 Trần Quang Khải, Q.1

SĐT :

► Hà Nội: 024 323 216 75


Share

Bài viết liên quan

Banner

Bắt đầu ngay hôm nay

Xây dựng chỗ đứng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn cùng hơn 2000 dự án đã thành công tại VSS Corp
Liên hệ ngay Liên hệ ngay