BÀI HỌC TỪ NHỮNG CHIẾN DỊCH MARKETING “THẢM HOẠ”
BÀI HỌC TỪ NHỮNG CHIẾN DỊCH MARKETING “THẢM HOẠ”
Có những chiến dịch truyền thông đưa tên tuổi của các thương hiệu lên tới đỉnh cao nhưng cũng có những “thảm hoạ” marketing mà kể cả những cái tên nổi tiếng cũng không muốn nhắc lại. Cùng VSS Corp điểm lại những chiến dịch marketing “thảm hoạ” và bài học khi xây dựng giải pháp marketing tổng thể từ những sai lầm trong quá khứ ấy nhé.
» Xem thêm: Giải pháp Marketing tổng thể
1. Coca-Cola và rắc rối về địa lý - lịch sử
Một bài học về việc “hành” marketing đi liền với “học” kiến thức và đừng bao giờ chọc tức người Nga. Thảm hoạ marketing nhớ đời của Coca-Cola chính là chiến dịch quảng cáo của thương hiệu Coke trên xứ sở bạch dương này. Để gây ấn tượng với người tiêu dùng tại Nga, Coca-cola đã đưa ra một tấm bản đồ cả đất nước bạch dương được phủ trong tuyết dạng hoạt hình. Tấm bản đồ có vẻ rất dễ thương và thu hút lại mắc một sai lầm nghiêm trọng, đó chính là bỏ sót mất Kaliningrad – một phần lãnh thổ được sát nhập vào Nga sau Thế chiến thứ II. Sự việc đã khiến cho Coca-cola hứng chịu cơn giận dữ của người Nga, thậm chí bùng nổ hashtag #banCocaCola. Thiếu kiến thức chính là kẻ thù lớn nhất của một chiến lược marketing tổng thể.
2. Seoul Secret và “phân biệt chủng tộc”
Không phải lúc nào “da trắng” cũng là lý do thôi thúc phụ nữ làm đẹp. Thương hiệu Seoul Secret và chiến lược marketing tổng thể của “White makes you win” đã chứng minh điều đó. Với suy nghĩ sẽ thôi thúc được ước muốn mua mỹ phẩm trắng da của khách hàng, Seoul Secret đã triển khai một video quảng cáo với nội dung nữ ca sĩ - diễn viên Chris Horwang chia sẻ việc làn da trắng đã giúp cô thành công như thế nào. Khỏi phải nói, chiến dịch “White makes you win” thất bại thảm hại vì vấp phải sự phản đối của dân chúng bởi sự phân biệt chủng tộc và đề cao vẻ đẹp hơn tài năng.
3. Ngày thứ 4 đen tối của Krispy Kreme
Thương hiệu bánh doughnuts Krispy Kreme tại Mỹ muốn thúc đẩy doanh thu của cửa hàng trong dịp nghỉ lễ kéo dài 1 tuần trước khi bước vào năm học mới đã cho ra đời chiến lược marketing tổng thể mà cốt lõi là chuỗi sự kiện kéo dài trong vòng 1 tuần hướng vào lứa tuổi trẻ em. Nhưng rắc rối xuất hiện khi sự kiện vào thứ 4 của Krispy Kreme lại mang tên KKK Wednesday, trùng với tên viết tắt của Klu Klux Klan (một tổ chức phân biệt chủng tộc và kỳ thị người da đen tại Mỹ). Krispy Kreme đã chịu chỉ trích nặng nề từ cộng đồng, hình ảnh photoshop thành viên tổ chức KKK và chiếc bánh doughnut tràn ngập mạng xã hội và những bài báo lớn cũng đăng tải thông tin làm mọi việc càng tệ hơn.
4. Vẫn là Coca-cola và thảm hoạ sản phẩm mới
Cuộc chiến giữa và Pepsi đã kéo dài hơn một thế kỷ, để giữ vững ngôi vị số 1, Coca-Cola quyết định mở rộng thị và ra mắt một sản phẩm mới có tên “New Coke”, vượt trội hơn cả Pepsi và Coca-Cola thường. Tuy nhiên, việc đưa ra sản phẩm mới đồng nghĩa với việc Coca-Cola thừa nhận rằng mình đã thua trong cuộc chiến cola. Doanh số thấp của New Coke cùng với sự phẫn nộ của công chúng khi Coke nguyên thủy ngừng sản xuất khiến Coca-cola không còn cách nào khác ngoài quay lại với công thức truyền thống.
5. Bucket List của Hãng hàng không Malaysia
Sau khi các chuyến bay mang số hiệu MH370, MH17 của hãng hàng không Malaysia và chuyến bay mang số hiệu QZ8501 của Air Asia trong năm 2014 gặp tai nạn và cướp đi sinh mệnh của 986 hành khách và phi hành đoàn, hãng hàng không Malaysia đã tổ chức Bucket List - hội thi viết về những nguyện vọng trước khi chết, để người tham gia có cơ hội nhận được những tấm vé đi máy bay miễn phí. Vì nội dung nhạy cảm của cuộc thi khiến hãng phải hứng chịu gạch đá từ dư luận, cuối cùng, hãng hàng không đã phải lên tiếng xin lỗi và đổi tên của cuộc thi.
6. Khủng hoảng con số “349” của Pepsi tại Phillipines
Chiến dịch của Pepsi với thể lệ đơn giản: Ai sở hữu nắp chai trùng với con số công ty đưa ra sẽ được nhận thưởng 1 triệu peso. Chiến lược marketing này ban đầu dường như hiệu quả bởi những con số bùng nổ về doanh số. Nhưng thảm hoạ xảy ra khi Pepsi vô tình đưa ra con số 349 - con số được in trên 800.000 nắp chai.
Pepsi đã phải từ chối trao giải vì con số thưởng vượt quá ngân sách dự kiến ban đầu quá nhiều, điều đó dẫn đến khủng hoảng tại Phillipines. Nhiều nhóm người "anti-Pepsi" đã nổi dậy và tấn công vào các xe chở hàng của hãng.
Bài học rút ra từ những thảm hoạ marketing chính là luôn phải tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin liên quan, đừng để khách hàng cho rằng bạn là một marketer thiếu kiến thức. Hãy đưa ra thông điệp “đúng lúc, đúng chỗ”, đừng quá mải mê theo trend mà quên mất rằng cái trend đó cũng phải phù hợp với thứ mà bạn muốn quảng cáo. Và cuối cùng, luôn luôn kiểm tra mọi thứ trước khi chính thức ra mắt chiến dịch bởi, như Pepsi, chỉ cần sai một con số và bạn sẽ phải hứng chịu cơn phẫn nộ của cả một đất nước!
Kết luận
Một chiến dịch marketing thảm hoạ có thể sẽ kéo doanh nghiệp của bạn tụt xa trong cuộc đua, vì vậy hãy luôn thận trọng với từng nước đi của mình, đừng để thương hiệu bạn ghi danh trong danh sách những thảm hoạ marketing. Nếu bạn vẫn còn phân vân làm marketing như thế nào thì hãy alo ngay cho VSS Corp để nhận tư vấn nhé!
Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn về Dịch vụ Giải pháp Marketing Tổng thể
VSSCORP – NEW HORIZON OF MARKETING
Website: http://vsscorp.vn/
Hotline: 0345 799 689
Địa chỉ:
► Chi nhánh Hà Nội: Số 18-A3, Ngõ 168 Hào Nam, Đống Đa
► Chi nhánh TP.HCM: Tầng 6, Số 156 Trần Quang Khải, Q.1
SĐT:
► Hà Nội: 024 323 216 75
► TP HCM: 028 629 119 33
Email: Vsscorpvn@gmail.com