7 lầm tưởng khi tự chạy quảng cáo Google Ads
7 lầm tưởng khi tự chạy quảng cáo Google Ads
Quảng cáo Google đang vô cùng phổ biến trong việc mang thông tin doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng và tạo ra doanh số từ đây. Tuy nhiên, nhiều lầm tưởng vẫn còn gặp phải khi chưa hiểu rõ về cách thức mà Google Ads hoạt động. Bởi vậy, bài viết của VSS dưới đây sẽ hóa giải những lầm tưởng không đáng có này.
1. Lựa chọn quá nhiều từ khóa
Lựa chọn từ khóa luôn là yếu tố tiên quyết trong việc xây dựng chiến dịch để chạy quảng cáo Google. Sử dụng Google Adwords trong phần tools sẽ mang đến cho bạn một thiên đường các dạng từ khóa liên quan đến chủ đề bạn cần. Tuy nhiên, bạn cần đề phòng với list từ khóa dài dằng dặc của Google nếu bạn lựa chọn một từ khóa quá chung chung. Điều này có thể khiến chi phí quảng cáo tăng lên lũy tiến mà không hiệu quả chút nào. Cách tốt nhất là nên tập trung vào từ khóa xác định hơn, ví dụ như “sạc điện thoại iphone” thay vì “sạc điện thoại”.
Có 2 phần mềm tiện ích nhất mà các marketer thường xuyên sử dụng khi lên bộ từ khóa chinh chiến Google Adwords là Keyword Planner hoặc Keyword Tool.io. Sau khi đã tải được bộ từ khóa về thì bạn nên sắp xếp và phân loại chúng sao cho theo đúng cụm: từ khóa – từ khóa phụ - từ khóa dài. Ví dụ như: chạy quảng cáo google - chạy quảng cáo google adwords - cách chạy quảng cáo google adwords hiệu quả. Cứ lần lượt như vậy và bạn sẽ có một bộ từ khóa được sắp xếp “ngay hàng thẳng lối” và cực kỳ dễ để thực hiện chạy quảng cáo Google Adwords. Bạn hãy thử làm theo hướng dẫn, sẽ khác hẳn với việc lựa chọn càng nhiều từ khóa, mất thêm tiền, và hiệu quả không được như mong đợi.
2. Không sử dụng từ khóa phủ định
Từ khóa phủ định là gì? Là những từ khóa có liên quan đến:
- Tên công ty bạn
- Đối thủ cạnh tranh
- Những từ khóa mang ý nghĩa trái ngược
Cách chạy quảng cáo google adwords hiệu quả là lọc ra những từ khóa này để không đưa chúng vào bộ từ khóa lên Google Ads. Chúng sẽ không được phép hiển thị khi quảng cáo.
3. Không phân vùng địa lý
Yếu tố phân vùng địa lý bị rất nhiều người bỏ qua vì nghĩ nó không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, nhắm đến đúng khách hàng mục tiêu tại đúng địa điểm lại là phương pháp tối ưu nhất cho việc chạy quảng cáo với chi phí thấp và hiệu quả CTR cao.
4. Trang đích không liên quan đến nội dung quảng cáo
Khi bạn muốn mua máy tính DELL, có phải bạn sẽ search “máy tính DELL” đúng không nào? Một quảng cáo hiện lên với tiêu đề “máy tính DELL đời mới nhất 2019”. Bạn click vào nhưng trang đích hiện lên lại là danh sách các loại máy tính của ASUS, hoặc phải kéo xuống tận dưới cùng mới thấy sản phẩm mình đang tìm. Vậy bạn có thấy khó khăn và đôi chút bực mình khi mọi việc đang không trơn tru như bạn muốn tìm kiếm? Đây sẽ chính là một trải nghiệm khách hàng tồi tệ khi bạn không tối ưu hóa được trang đích. Với mỗi một trang đích quảng cáo, bạn chỉ nên chọn 1 chủ đề và có liên quan chính xác đến nội dung quảng cáo Google của bạn.
5. Không liên kết tài khoản Adwords với Google Analytics
Chạy quảng cáo Google Adwords mà không cần quan tâm đến hiệu quả chiến dịch của mình như thế nào thì việc phát triển doanh nghiệp sẽ chỉ đi vào bế tắc nếu dựa dẫm vào quảng cáo. Do đó, Google Analytics là ứng cử viên số 1 cho bạn tiện theo dõi hiệu quả chiến dịch và đánh giá xem chiến dịch chạy có gặp phải vấn đề gì không.
6. Không có phần liên hệ ở trang đích
Đây là phần không thể thiếu trong chiến dịch khi tự chạy quảng cáo Google Adwords. Sai lầm mà khá nhiều bạn mắc phải, làm ảnh hưởng đến tỉ lệ chuyển đổi ra lợi nhuận khi khách hàng vào Website.
Bạn cần show ra cho họ cách thức để liên hệ, một cách rõ ràng, càng chi tiết càng tốt để người dùng có nhu cầu có thể liên lạc ngay được với bạn.
Bạn đã tối ưu trang đích mà chưa cung cấp cho khách hàng phần liên hệ? Một sai lầm cực to lớn và cũng bị khá nhiều bạn mắc phải khiến cho khách hàng dù muốn nhưng cũng không biết phải mua hàng và liên hệ đến bạn như nào. Hãy đưa cho họ phần liên hệ đầy đủ thông tin, nhưng tối thiểu là 3 mục: Tên công ty, SĐT, Email.
7. Không tối ưu quảng cáo hàng ngày
Đừng thiết lập quảng cáo rồi vứt đấy để Google lo hết. Chăm chút nhất là bạn nên theo dõi báo cáo hàng ngày để xem mức độ hiệu quả giảm đi hay tăng lên và điều chỉnh ngân sách cho phù hợp.
Kết luận
Hãy nhớ kỹ về 7 lầm tưởng này để đừng bao giờ lặp lại chúng lần thứ 2. Đúc kết càng nhiều kinh nghiệm, việc chạy quảng cáo Google sẽ “dễ như ăn kẹo”.